Transactional Email là gì? Làm thế nào để xây dựng chiến lược gửi mail hiệu quả?
Transactional Email có thể là một hình thức Email Marketing mang lại hiệu quả chuyển đổi giao dịch bán hàng rất tốt cho doanh nghiệp. Vậy những yếu tố xây dựng Transactional Email thành công là gì?
MỤC LỤC:
- Transactional Email là gì?
- Ích lợi của việc gửi Transactional Email là gì?
- Cách phân biệt Email Marketing và Transactional Email là gì?
- Phân loại Transactional Email
- Lưu ý cần biết khi xây dựng Transactional Email là gì?
Transactional Email là loại Email có tỉ lệ mở và chuyển đổi cao nhất
Sau khi đăng ký hay mua một gói dịch vụ/sản phẩm bất kỳ, bạn nhận được một Email về thông tin sản phẩm giao dịch, đó chính là Email Giao Dịch (Transactional Email). Mục đích của những lá thư giao dịch này là lưu trữ các thông tin cần thiết về giao dịch hay sản phẩm mà bạn đã mua.
Transactional Email là gì?
Transactional Email là những email mà doanh nghiệp phải gửi để thông tin người dùng về sản phẩm mà họ đã đăng ký/mua. Như vậy, để tạo được độ tín nhiệm cần thiết, Transactional Email là yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đều xây dựng hệ thống Automation gửi Transactional Email
Transactional Email có thể gửi tùy vào các giai đoạn khác nhau khi giao dịch và đối tượng khách hàng mà bạn đang giao dịch. Tương tự như Email Marketing, việc gửi Email Giao Dịch đến tập khách hàng không liên quan cũng có thể đánh mất khách hàng tiềm năng. Có thể nói, loại Email này được người dùng tín nhiệm và có tỉ lệ mở cao nhất.
Ích lợi của việc gửi Transactional Email là gì?
Email Giao Dịch thường được gửi ngay sau khi người dùng thực hiện một bước chuyển đổi nhất định trên Website. Bạn có thể tham khảo các mẫu Transactional Email thường thấy như:
- Email xác nhận đơn hàng
- Email xác nhận đăng ký sự kiện
- Email chào mừng thành viên mới
- Newsletter,…
Từ đó, câu hỏi được đặt ra là: “Yếu tố quyết định khi nào nên gửi Transactional Email là gì?”. Tóm lại, bạn không chỉ gửi Transactional Email khi khách hàng thực hiện hành vi mua bán mà còn nhiều trường hợp khác nhau.
Transactional Email luôn có tỉ lệ mở cao hơn rất nhiều so với các Email Marketing
Cụ thể hơn, đây là những Email mà người nhận chờ đợi khi họ thao tác chuyển đổi cụ thể trên Website. Chính vì lẽ đó mà Transactional Email là các Email có tỉ lệ mở cao nhất – gấp 8 lần Email Marketing. Khi xây dựng hệ thống Email cho doanh nghiệp, bạn không nên bỏ qua loại Email này.
Cách phân biệt Email Marketing và Transactional Email là gì?
Hai loại hình Email này tưởng chừng giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau
Thoạt nhìn ban đầu, hai loại Email này khiến bạn có cảm giác rằng chúng tương tự nhau. Thế nhưng có sự khác biệt giữa 2 loại Email này bởi mục tiêu chính (Primary Goal).
- Mục tiêu chính của Email Marketing là kích thích người dùng click mua hàng, quảng bá thông tin, nuôi dưỡng khách hàng tiêm năng.
- Mặt khác Transactional Email chỉ mang mục tiêu thông báo đến khách hàng về sản phẩm đã mua hoặc khi họ đã đổi Password.
Khi nhắc đến Primary Goal hiển nhiên sẽ có sự hiện diện của Secondary Goal (Mục tiêu phụ). Đôi khi các Email Marketing cũng mang ý nghĩa truyền tải thông tin, cách sử dụng sản phẩm. Và Transactional Email cũng được các Marketing tối ưu bằng cách Upsell các sản phẩm tương tự khách hàng đã mua dưới Mail. Hoặc đơn giản chỉ là đường dẫn về trang mua sắm của họ.
Song cuối cùng, Email Marketing và Transactional Email được phân biệt dựa trên mục tiêu chính của chúng chứ không phải các mục tiêu con.
Phân loại Transactional Email
Các loại Transactional Email hiện hữu là gì? Bạn có thể liệt kê thành từng nhóm sau:
- Email xác nhận đăng ký thành công
- Email xác nhận đơn hàng
- Email giỏ hàng bị bỏ
- Email phản hồi
Cụ thể như sau:
Email xác nhận khách hàng đăng ký thành công (Registration Email)
Đây là những Email chỉ mang một mục đích duy nhất đó chính là thông báo đến người nhận khi họ đăng ký thành viên thành công trên Website hoặc tham gia một sự kiện nhất định. Các Email thường rất được tín nhiệm. Ắt hẳn khi bạn đăng ký tham gia bất cứ đâu, bạn luôn muốn có cách tối ưu giúp bạn ghi nhớ những thông tin ấy. Transactional Email ra đời vì lý do này.
Email xác nhận đơn hàng (Confirmation Email)
Đây là loại Transactional Email bạn hay gặp nhất. Một khi mua sắm bất cứ vật dụng gì trên các trang thương mại điện tử hiện nay bạn đều nhận được Email này. Mục đích của những Email này là để thông báo cho bạn các thông tin cần thiết về sản phẩm mà bạn đã mua.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tận dụng các Email này để Marketing ngầm. Nghĩa là họ sẽ gợi ý những sản phẩm liên quan đến sản phậm bạn đã mua. Mục đích cuối cùng là kích cầu mua sắm.
Các thông tin chính trong Transactional Email này bao gồm:
- Số đơn đặt hàng
- Chi tiết mua hàng
- Số tiền đã thanh toán
- Hình thức thanh toán
- Thông tin theo dõi
Bạn hoàn toàn có thể thêm ngày dự kiến mà khách hàng nhận được hàng trong email.
Sau đợt Email này chính là Email xác định đơn hàng đã được gửi thành công. Ngoài mục đích xác định rằng các sản phẩm này đã được giao đến bạn hay chưa? Các email này còn giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng lấy ý kiến tốt hơn.
Email giỏ hàng bị bỏ (Shopping Cart Abandonment)
Tên loại Email này có thể đã cho bạn cái nhìn hoàn chỉnh về loại Transactional Email này. Loạt Email này giúp nhắc nhở khách hàng về những sản phẩm họ đã “bỏ giỏ” mà chưa thanh toán. Nó cũng cho thấy rằng bạn quan tâm đến khách hàng của mình như thế nào? Mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Email phản hồi (Feedback Email)
Hãy cho khách hàng biết bạn quan tâm như thế nào đến suy nghĩ của họ. Bạn luôn muốn biết rằng trải nghiệm khách hàng với sản phẩm của mình như thế nào? Từ đó khách hàng cũng có thể thấy rằng bạn có dịch vụ chăm sóc họ rất tốt.
Lời khuyên nho nhỏ:
- Đừng thêm nút kêu gọi mua hàng (CTA): Khách hàng muốn thấy bạn quan tâm vì là khách hàng chứ không phải chỉ tạo thêm thu nhập.
- Bổ sung thêm các thông tin mua hàng: Để khách hàng có thể hình dung tốt hơn về đơn hàng của họ.
Lưu ý cần biết khi xây dựng Transactional Email là gì?
Một Transactional Email chuyên nghiệp sẽ tạo đươc ấn tượng với người nhận mail
Mục đích của Transaction Email đó chính là kêu gọi khách hàng mở và thực hiện thao tác cần biết. Một số gợi ý sau của Mắt Bão sẽ giúp bạn nâng cao tỉ lệ này. Cụ thể gồm:
- Tiêu đề (Title): Tiêu đề nên liên quan đến nội dung mà bạn muốn truyền đạt đến khách hàng. Độ dài càng ngắn càng tốt, khoảng 60 – 70 chữ là tốt nhất.
- Cá nhân hóa (Personalize): Đây là cách hữu hiệu để tăng tỉ lệ mở mail. Bạn biết họ là ai, vì thế hãy thêm tên họ vào Mail để họ biết rằng bạn quan tâm khách hàng. Nếu có các thông tin cụ thể hơn, hãy tận dụng nó. Ngoài ra, thêm thông tin hướng dẫn sử dụng sản phẩm họ đã mua sẽ khiến khách hàng thích thú hơn khi xem mail.
- Thời gian thích hợp (Timely): Email xác nhận nên được gửi ngay sau khi đăng ký. Email phản hồi chỉ nên được gửi đến người nhận sau 1-2 ngày khi họ đã nhận được sản phẩm.
- Tối ưu hóa Email để phụ hợp khi khách hàng xem trên di động: Tỉ lệ người dùng mở mail trên di động thường cao hơn máy tính bàn bởi tính tiện dụng. Đừng quên tối ưu Email để người nhận không bị rối mắt khi đọc.
- Chuyên nghiệp hóa Email: Yếu tố này nắm vai trò chủ chốt. Hãy viết nội dung Email Chuyên Nghiệp để người mở cảm thấy được trân trọng. Song việc sử dụng Email Tên Miền Riêng cho doanh nghiệp là bước không thể thiếu để khẳng định mình là ai?
Tổng kết
Mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục đích cuối cùng chính là tạo ra doanh số. Chăm sóc khách hàng là cách rất tốt để tạo ra doanh thu từ khách hàng cũ và công cụ giúp đạt được thành quả đó chính là Transactional Email. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết về “Transactional Email là gì?” cũng như các tiêu chí cần biết để tối ưu nó. Chúc độc giả của Mắt Bão gặt hái được nhiều thành công!