Sự Khác Biệt Giữa Digital Marketing & Online Marketing
Tìm hiểu sự khác biệt giữa digital marketing & online marketing sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về 2 hình thức tiếp thị trực tuyến này, đồng thời có thể lên chiến lược marketing hiệu quả.
Làm sao để phân biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing?
Nếu bạn làm trong ngành marketing thì chắc chắn bạn đã nghe qua đến hai khái niệm Digital Marketing & Online Marketing. Thậm chí nhiều người mà nhất là các “newbie” còn thường bị nhầm lẫn hai thuật ngữ này với nhau.
Trên thực tế, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) là hai mảng vừa có điểm giống, cũng có điểm khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn nhìn rõ được sự khác nhau giữa hai hình thức này.
Online Marketing & Digital Marketing là công cụ chính trong marketing hiện đại
1. Định nghĩa về Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing)
Sở dĩ các marketer cần phải biết cách phân biệt được hai khái niệm này, để nhằm mục đích chọn được kênh chính xác. Và từ đó có thể hoàn thiện được chiến lược tiếp thị tổng thể.
Không những thế, việc hiểu rõ được bản chất của các công cụ marketing giúp bạn có thể hiểu rõ được kênh nào đang mang lại hiệu quả. Từ đó giúp phân bổ được nguồn ngân sách phù hợp cho các chiến dịch của mình.
Digital Marketing không thực sự là một khái niệm mới. Kể từ khi chúng ta có các phương tiện truyền thông như tivi, điện thoại, internet thì tiếp thị kỹ thuật số cũng đã manh nha bắt đầu.
Do đó khi nhắc đến Digital marketing là bạn nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền tảng (không quan tâm chúng có trực tuyến hay không). Mục đích là để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải thông điệp tiếp thị của bạn đến người dùng.
Nói một cách dễ hiểu, digital marketing không chỉ là phải có internet mới triển khai được. Bạn có thể thấy được những quảng cáo trên tivi, trong game mà bạn chơi, trong phần mềm mà đang sử dụng. Tất cả đều là các hoạt động của digital marketing. Nói một cách đơn giản, digital marketing là tất cả các hình thức marketing hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số như: quảng cáo trên tivi, email, ebook, games,…
Digital Marketing mang tính bao quát rộng
2. Định nghĩa về Tiếp thị Trực tuyến (Online Marketing)
Online Marketing (Tiếp thị Trực tuyến) còn được gọi là tiếp thị internet. Đây là một phần của Digital Marketing. Internet cũng là một tài sản kỹ thuật số khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng nó không bao gồm hết tất cả các hoạt động Digital Marketing.
Online Marketing được phát triển cùng với công nghệ. Đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến trực tuyến. Hiện nay, online marketing đang phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng. Bởi vì số lượng người sử dụng internet ngày càng nhiều.
Cùng với đó là sự ra đời của các phương tiện social media như Facebook, Twitter, Instagram,... lại càng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Online Marketing thường tập trung vào các nền tảng nhất định. Có thể kể đến là:
- Nền tảng tìm kiếm (SEO, SEM)
- Video (Youtube, Livestream)
- Mạng xã hội (Facebook Ads, Instagram Ads,…)
Một lợi thế của các hoạt động Digital Marketing hoặc Online Marketing đó chính là có thể đo đếm được một cách cụ thể. Bạn sẽ biết được người dùng đã tương tác với nền tảng của bạn ra sao, để có được chiến lược đi sao cho phù hợp.
Mạng xã hội đem lại sự bùng nổ của online marketing
3. Digital Marketing hay Online Marketing: Kênh nào hiệu quả hơn?
Khó có thể nói được trong hai hình thức này cái nào hiệu quả hơn. Bởi vì mỗi doanh nghiệp đều có một sản phẩm nhất định. Do đó mà chiến lược marketng cũng sẽ có phần khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay sẽ luôn cố gắng thực hiện hành động tiếp thị kỹ thuật số nào đó. Điều đó là rất tốt nhưng không đủ.
Để lập được một chiến lược marketing hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích được những điểm mạnh trong sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó lên ngân sách và chiến lược tiếp cận sao cho phù hợp.
Để lập chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của mình
Một lời khuyên cho các doanh nghiệp đó là hãy bắt đầu từ hoạt động online marketing. Bắt đầu từ chính việc xây dựng website của mình. Nếu bạn muốn kinh doanh online, trước hết cần phải có website.
Với những nền tảng mở, các website ngày nay lại càng trở nên dễ thiết lập và sử dụng hơn bao giờ hết. Xây dựng một website chuẩn SEO, với các nội dung thu hút, điều đó là bước đầu để đưa thương hiệu của bạn đến với người dùng.
Sau đó hãy tiếp tục mở rộng độ nhận diện thương qua kênh Facebook, Instagram. Cuối cùng khi thương hiệu của bạn đủ mạnh, hãy bắt đầu những chiến dịch tầm cỡ hơn trên các phương tiện kỹ thuật số khác.
4. Sự khác biệt giữa hai hình thức marketing này liệu có thực sự quan trọng?
Nhìn chung, sự khác biệt của online marketing và digital marketing không có ảnh hưởng nhiều đến chiến lược marketing của bạn.
Vì hai khái niệm này nhìn chung cũng không có sự khác biệt lớn về bản chất. Do đó sau khi đã xác định những kênh marketing mà bạn muốn tiếp cận, hãy bắt đầu chiến lược hóa chúng.
Cho dù bạn dùng kênh, tactics, cách tiếp cận,… như thế nào để làm tiếp thị, thì vẫn luôn cần một kế hoạch, chiến lược rõ ràng cụ thể để thực hiện. Bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn muốn nhận được kết quả, mục tiêu như thế nào?
- Làm sao để kế hoạch đạt được kết quả mong muốn?
- Khách hàng là ai, ở đâu, thói quen là gì? Muốn tiếp cận để tăng nhận biết (awareness).
- Hay muốn đạt kết quả sâu hơn và biết được số tiền đã đầu tư đạt mục đích gì. Có rất nhiều vấn đề phát sinh ra.
Sự khác biệt giữa online marketing và digital marketing không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược marketing
Việc đặt ra các câu hỏi, những vấn đề & giải quyết chúng sẽ giúp có một kế hoạch hoặc chiến lược đúng đắn phù hợp. Từ đó giúp chọn kênh, cách tiếp cận phù hợp & hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát hơn cho chiến lược marketing của mình.
Xem thêm:
>> Điểm mặt 15 xu hướng digital marketing tiếp tục dẫn đầu trong tương lai
>> Làm sao tối ưu lợi nhuận khi làm digital content?