Storytelling - Cách tiếp cận khách hàng thông minh trong marketing
Kể chuyện là một cách truyền đạt cảm xúc và thông điệp dễ đi vào lòng người nhất. Vì vậy, marketing bằng kể chuyện (storytelling - marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch xây dựng và định vị thương hiệu.
Storytelling đang là xu hướng tiếp cận khách hàng khá phổ biến hiện nay
Những câu chuyện kể luôn hấp dẫn hầu hết mọi người trong chúng ta. Và nay, chẳng còn tồn tại trong các cuốn tiểu thuyết hàn lâm nữa, Storytelling đã trở thành một phương thức tiếp thị cực kì tự nhiên cực kỳ phổ biến hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội và cả những cộng đồng trực tuyến.
Vậy storytelling là gì? Chúng giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng thông qua những yếu tố nào? Bài viết sau đây sẽ “kể” cho bạn về storytelling - marketing là như thế nào!
1. Storytelling là gì?
Storytelling là cách truyền đạt thông điệp thông qua một câu chuyện
Storytelling là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú có lồng ghép thông điệp của thương hiệu đến công chúng. Những câu chuyện đó làm cho các thông tin về doanh nghiệp trở nên ấn tượng hơn và khiến khách hàng phải ghi nhớ. Vì vậy, chẳng có gì lạ khi storytelling - marketing rất được tin dùng trong các chiến dịch quảng cáo hiện nay.
2. Vai trò của storytelling trong marketing
Storytelling là phương thức tạo ra “chiều sâu” cho nội dung marketing
2.1 Mang đến sự đồng cảm
Những câu chuyện giúp mọi người dễ đồng cảm với nhân vật được nhắc đến hơn và dễ truyền tải những điều muốn nói, đồng thời thúc đẩy chúng ta hành động. Khi sử dụng storytelling trong marketing, thương hiệu có thể giúp khán giả liên hệ bản thân với các nhân vật trong quảng cáo bằng cách tận dụng những lời kể giàu cảm xúc và các thông điệp được lồng ghép rất gần gũi.
Mỗi câu chuyện, là một mảnh đời, một kí ức, khi người nghe thấy bản thân họ trong câu chuyện và trở nên mở lòng hơn với thương hiệu hoặc sản phẩm. Đó là cột mốc đánh giá sự thành công của một chiến dịch có storytelling marketing là chủ đạo.
Việc chia sẻ những câu chuyên giúp mọi người dễ đồng cảm với thương hiệu
2.2 Truyền cảm hứng và tạo động lực
Storytelling là phương thức tạo ra “chiều sâu” cho nội dung marketing. Mục đích sâu xa của những chúng là truyền động lực và cảm hứng cho người dùng. Và đây cũng chính là một câu đố tâm lý mà tất cả các marketer thành công đều dành thời gian để giải quyết.
Sử dụng storytelling - marketing hiệu quả là khi thúc đẩy được cảm hứng, sức mua và lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng.
Những câu chuyện kể tạo ra động lực và cảm hứng cho khán giả
2.3 Đưa ra dẫn chứng thực tế
Những bài học lý thuyết không khiến người dùng cảm thấy thích thú bằng những trải nghiệm thực tế. Nguyên tắc tâm lý này được cho là có sức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của mọi người. Vì thực tế là những câu chuyện, đánh giá của khách hàng có thể là dẫn chứng và góp ý để nhãn hàng trở nên hoàn thiện hơn từ những người từng trải nghiệm dịch vụ.
Những dẫn chứng và góp ý của khách hàng giúp nhãn hàng trở nên hoàn thiện hơn
3. Làm nội dung cho storytelling cần những yếu tố nào?
Cần chú ý đến nhiều yếu tố nếu muốn xây dựng một storytelling thành công
Những xúc cảm mà bạn khéo léo dẫn dắt qua nội dung marketing sẽ ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng. Và để hiểu rõ hơn về phương thức này, bạn cần nắm rõ 5 nguyên tắc cốt lõi - G.R.E.A.T sau:
3.1 Glue (Kết nối)
Thông điệp của storytelling - marketing cần phải có sự kết nối với những giá trị của doanh nghiệp mà khách hàng tin tưởng là có thật. Câu chuyện cần phải xuyên suốt và nhắm vào một niềm tin nào đó. Điều quan trọng là niềm tin này phải liên hệ với thị trường và khách hàng mục tiêu. Thông điệp ý nghĩa và tính cấp thiết của cốt truyện sẽ là “chìa khóa” cho sự kết nối mạnh mẽ giữa câu chuyện với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau.
Niềm tin niềm tin này phải liên hệ với thị trường và khách hàng mục tiêu
3.2 Reward (Phần thưởng)
Sở dĩ những câu chuyện thương hiệu có thể thu hút và hấp dẫn khách hàng thường là bởi nó đề cập về các “phần thưởng” mà khách hàng sẽ nhận được như sự an toàn, sự đẳng cấp, tính tiện nghi… khi mua hàng. Người ta sẽ quan tâm lắng nghe và chấp nhận thông điệp marketing hơn nếu bạn nói cho họ biết những gì họ có thể đạt cho riêng mình, những gì sẽ tốt cho cuộc sống cá nhân hay những gì sẽ giúp khách hàng chạm tới ước mơ của mình.
3.3 Emotion (Xúc cảm)
Một trong những điều kiện quyết định đến việc khán giả có quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn hay không chính là sức ảnh hưởng của câu chuyện thương hiệu được kể. Theo đó, những storytelling - marketing càng có tác động mạnh vào tình cảm sâu lắng của khach hàng thì họ lại càng quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn.
Tuy nhiên, với những nội dung mang tính cảm xúc và lấy nước mắt người xem thì bạn nên đầu tư kỹ lưỡng về khâu ý tưởng vì đôi khi khai thác không khéo sẽ gây ra phản ứng ngược trong cộng đồng.
Câu chuyện kể sẽ có tác động mạnh vào những tình cảm sâu lắng nhất của khách hàng
3.4 Authentic (Tin cậy)
Storytelling thành công trước hết phải được xây dựng trên một cốt truyện đáng tin. Theo đó, các marketer phải khiến câu chuyện mà mình kể trở nên chân thật và gần gũi nhất, đồng thời lồng ghép vào đó những ý muốn chủ quan dể dẫn dắt cảm xúc và hành vi khách hàng.
Thông thường, người dùng sẽ tin tưởng câu chuyện do những những khách hàng cũ kể lại hoặc do người quen đề xuất. Bởi chúng sẽ có tính chân thực và gần gũi hơn là những lời quảng cáo suông.
3.5. Target (Mục tiêu)
Thành công của storytelling - marketing chỉ có được nếu câu chuyện được truyền tải đến đúng người nghe – tức là đúng khách hàng mục tiêu.
Câu chuyện có liên hệ đúng với cuộc sống của người tiếp nhận thông điệp không; họ có chia sẻ sự tương đồng trong hành vi, quan điểm và cách sống hay không; những người này có mạng lưới trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau để giúp lan tỏa thông điệp không… Đây chính là những vấn đề cốt lõi cần cân nhắc để xây dựng một câu chuyện thương hiệu thành công.
4. Các marketer đã áp dụng storytelling như thế nào?
Các marketer - những nhà sáng tạo storytelling không ngừng nghỉ
Các marketer bước vào thế giới của khách hàng để hiểu những điều điều mà họ muốn được đọc. Thậm chí, marketer còn phải xem chính bản thân mình là người dùng để có thể đồng cảm và thấu hiểu rõ ràng nhất tâm lý khách hàng.
Với mục tiêu lớn nhất là tạo ra câu chuyện mang tính kết nối và lan tỏa một cách mạnh mẽ trên Internet, những marketer kết hợp storytelling với viral marketing để biến câu chuyện thành những con virus được đón nhận trong thế giới trực tuyến.
Nhìn chung, storytelling – marketing chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng thương hiệu và là phương thức quảng cáo có thể chạm đến trái tim, suy nghĩ, nhận thức của khách hàng một cách tinh tế. Đây vốn là cách tiếp cận khách hàng rất thông minh của nhiều thương hiệu nổi tiếng và bạn có thể áp dụng nó trong việc kinh doanh của mình.
Xem thêm:
>> Guerrilla Marketing là gì? Có mấy hình thức Guerrilla Marketing?
>> Influencer Marketing - giải pháp tiếp cận hiệu quả đến giới trẻ