facebook com
Thứ hai, 26/10,2015, 10:50

Nên mua hosting của nhà cung cấp nào?

Hosting là một phần quan trọng của website, chọn sai nhà cung cấp có thể dẫn đến việc biến website trở thành nơi “đuổi khách đi” thay vì “mừng khách đến”.

MỤC LỤC:

  1. IP nhà cung cấp không nằm trong “blacklist” của các tổ chức chống thư rác (spam)
  2. Cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp

  3. Hỗ trợ kỹ thuật

  4. Tính linh hoạt của Hosting

Khách hàng sẽ không đủ kiên nhẫn với một website có tốc độ load chậm. Google cũng không mặn mà với những website thi thoảng không kết nối được. Những từ khóa đang đang có vị trí tốt của bạn có nguy cơ bị Google đánh tụt hạng chỉ vì 30 phút website offline. Vì vậy, cần lựa chọn kỹ nhà cung cấp hosting để đặt niềm tin cho website của mình.

Bài viết sau đây sẽ phân tích những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp:

Nên mua hosting của nhà cung cấp nào?

1. IP nhà cung cấp không nằm trong “blacklist” của các tổ chức chống thư rác (spam)

Bạn đã bao giờ thắc mắc: “Tại sao email của tôi gửi đến đối tác luôn nằm trong hộp thư rác?”. Hoặc khi khách hàng truy cập vào website của bạn lại thấy cảnh báo “Đường dẫn website mà bạn đang truy cập không an toàn”. Nếu website của bạn không chứa mã độc hay virus, thì có thể địa chỉ IP của hosting mà bạn đang dùng đã bị liệt vào “danh sách đen” của các tổ chức chống spam hoặc các bộ máy tìm kiếm trên thế giới. 

Nếu bạn đã mua hosting không có server riêng, nghĩa là bạn sẽ phải chia sẻ hosting với hàng trăm website khác. Nếu nhà cung cấp không quản lý tốt tình trạng các website và email trong hosting, chỉ cần 1 website/email bị report có thể làm ảnh hưởng đến các website khác cùng IP.

Để biết IP nhà cung cấp có bị liệt vào blacklist hay không, bạn có thể kiểm tra thông qua trang của một số tổ chức chống spam nổi tiếng như: Spamhaus.org, Spamcop.net, BarracudaCentral.org,…

2. Cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp

Có một lời khuyên mà bạn thường gặp ở bất kỳ diễn đàn tư vấn hosting nào là: Đừng nên mua hosting từ các cá nhân. Vấn đề hosting rất nhạy cảm, có thể làm ảnh hưởng đến kinh doanh của bạn. Vì vậy, bạn nên đặt niềm tin vào các doanh nghiệp lớn, vì có thể bạn sẽ cần hỗ trợ nhiều.

Data center đặt càng gần đối tượng truy cập website càng tốt. Do đó, bạn cũng cần quan tâm đến vị trí đặt data center của nhà cung cấp. Đồng thời, data center cần đảm bảo theo chuẩn quốc tế, có các hệ thống giám sát nhiệt độ phòng, nhiệt độ server, UPS và nguồn năng lượng dự trữ (gọi tắt là battery) 24/24h.

3. Hỗ trợ kỹ thuật

Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật Hosting cũng là yếu tố tiên quyết để chọn nhà cung cấp. Vì khi có vấn đề xảy ra với hosting, bạn không phải là người trực tiếp xử lý sự cố mà phải thông qua các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. 

Nên chọn các đơn vị có nhân viên hỗ trợ 24/7, vì sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí cả đêm khuya hay Chủ Nhật. Bạn có thể kiểm tra chất lượng của bộ phận hỗ trợ bằng cách gọi điện vào những giờ ngoài giờ hành chính, nếu họ phản hồi nhanh chóng thì bạn có thể yên tâm.

Đồng thời cũng cần xét đến khả năng giải quyết vấn đề. Nếu phản hồi nhanh chóng, nhưng giải quyết chậm và hứa hẹn nhiều, khiến website của bạn bị offline hơn 1 ngày thì cần phải xem lại chất lượng hỗ trợ.

4. Tính linh hoạt của Hosting

Trước khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn cần xác định được gói hosting phù hợp với mình. Vì nếu chọn được nhà cung cấp tốt mà hosting không đáp ứng được nhu cầu website thì cũng sẽ xảy ra lỗi. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số yếu tố kỹ thuật cơ bản mà tính năng web hosting nên hỗ trợ như: tất cả các các ngôn ngữ lập trình cũng như các cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn; hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI (đặc biệt cần thiết khi website bạn có diễn đàn); v.v…

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất