Mô hình OKR là gì? Hiểu đúng làm đúng để quản trị doanh nghiệp
Trong bài viết này, Mắt Bão sẽ giải thích rõ OKR là gì, các bước triển khai hiệu quả để mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Click xem bài viết ngay!
Nếu bạn đang thắc mắc OKR là gì, khái niệm này khác biệt với KPI ra sao, hãy xem ngay nội dung bên dưới nhé. Đồng thời, bài viết cũng sẽ giới thiệu các bước xây dựng OKR để quản trị doanh nghiệp tốt hơn.
OKR giúp liên kết các cá nhân trong công ty, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
Phương pháp OKR được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc quản trị kết quả và mục tiêu cho doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn có hiểu rõ OKR là gì, những lợi ích mà nó mang lại như thế nào? Làm sao để triển khai OKR hiệu quả? Trong bài viết này, Mắt Bão sẽ tổng hợp các thông tin giải đáp cho những câu hỏi này. Bắt đầu tìm hiểu ngay nhé!
1. OKR là gì?
OKR (Objective Key Results) là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả, đảm bảo các cá nhân hợp tác một cách xuyên suốt. Bên cạnh đó, nó giúp liên kết các cá nhân trong công ty và nội bộ tổ chức, đảm bảo mọi thành viên đều đi đúng hướng, mọi thứ hoạt động hiệu quả, nhắm tới mục tiêu đã đề ra.
OKR giúp các nhóm, bộ phận, công ty dễ dàng tập trung vào những điều quan trọng. Đồng thời, mục tiêu cấp bộ phận, công ty cũng được liên kết với mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên.
>> Đọc thêm:
- Nỗi khổ làm Marketing SMB không phải ai cũng thấu.
- Những bài học giúp doanh nghiệp thành công trong thương mại điện tử.
- Xây dựng chiến lược dữ liệu cho doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
2. Hiểu đúng làm đúng OKR sẽ đem lại gì cho doanh nghiệp?
OKR sẽ giúp mọi người làm việc đồng nhất hướng tới đạt mục tiêu cuối cùng.
Hiểu đúng OKR là gì, làm đúng phương pháp sẽ giúp doanh nghiệp đạt nhiều lợi ích như:
- Tập trung các vấn đề thiết yếu: Nhân viên sẽ chủ động ưu tiên, tập trung giải quyết vấn đề quan trọng tốt hơn khi biết chính xác được mục tiêu của mình là gì.
- Nội bộ doanh nghiệp liên kết chặt chẽ: Toàn thể công ty cùng chung định hướng, mục tiêu sẽ giúp việc liên kết nội bộ đồng nhất, chặt chẽ hơn. Mọi người sẽ có hướng làm việc đồng nhất nhằm đạt mục tiêu cuối cùng.
- Tăng tính minh bạch trong nội bộ: OKR được xây dựng minh bạch cho các phòng ban, tập thể nhân viên.
- Nhân viên được trao quyền: Ban lãnh đạo có thể trao quyền cho nhân viên tự đánh giá, theo dõi công việc. Lúc này, tinh thần trách nhiệm đối với công việc sẽ được nâng cao.
- Hiệu suất lao động tăng cao, kết quả đạt được nổi trội hơn: OKR thường đặt ra cao hơn so với năng lực thực tế. Điều này thúc đẩy mọi người phát huy khả năng tối đa, nâng cao năng suất làm việc và kiến tạo kết quả vượt mong đợi.
- Đo lường được tiến độ hoàn thành: Ban quản lý có thể theo dõi, đánh giá tiến độ công việc, mức độ hoàn thành mục tiêu dễ dàng.
3. OKR và KPI khác nhau thế nào?
OKR và KPI có những khác biệt về mục tiêu, chức năng
KPI và OKR đều hướng tới triển khai các mục tiêu chiến lược thành những chỉ tiêu có thể đo lường được. Cả hai đều là phương pháp quản trị theo mục tiêu được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy điểm khác nhau giữa KPI và OKR là gì?
Sự khác biệt giữa hai phương pháp này nằm ở mục tiêu hướng đến. Cụ thể, KPI thường đề mục tiêu có thể đạt được, thể hiện đầu ra của một dự án hay quá trình. Trong khi đó, OKR có mục tiêu tham vọng và mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, mục tiêu của OKR thường là mục tiêu ngắn hạn, khó có thể đo lường chính xác. Còn KPI sẽ mang tính dài hạn và hệ thống.
Ngoài ra, OKR chủ yếu có chức năng thúc đẩy, truyền cảm hứng để nhân viên đạt các kết quả vượt khỏi giới hạn. Ngược lại, KPI được dùng để đo lường, kiểm soát, xác định mức độ thành công của một hoạt động, công việc.
4. Những bước xây dựng, triển khai đúng cách mô hình OKR
Tiếp theo, hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu xem các bước triển khai OKR là gì nhé!
- Bước 1: Xác định rõ Objective và Key Result
Bạn cần đặt 3 đến 5 mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, doanh nghiệp nên tạo áp lực trong mục tiêu để nhân viên phát huy tối đa khả năng. Key Result phải phản ánh đúng tình hình thực tế và đo lường được.
- Bước 2: Xác định hệ thống nhằm tổ chức quản lý OKR
Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm sẵn có để theo dõi, quản lý, điều chỉnh dễ dàng trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, bạn cần nắm vững mục tiêu, quy trình công việc để tránh đi chệch định hướng ban đầu.
- Bước 3: Phác thảo mục tiêu
Doanh nghiệp cần thông qua cuộc họp thu thập ý kiến, hoàn thiện chiến lược với ban lãnh đạo các cấp để triển khai OKR cho các bộ phận.
- Bước 4: Phổ biến cho toàn doanh nghiệp chiến lược OKR
OKR cần được phổ biến và phân tích cụ thể về mục đích, kết quả hướng tới cho toàn thể công ty.
- Bước 5: Phác thảo mục tiêu cá nhân
Các trưởng bộ phận sẽ họp và phân tích, chia sẻ quan điểm, triển khai công việc và thống nhất nhiệm vụ phù hợp từng cá nhân.
- Bước 6: Kết nối, kết hợp phân tầng, trình bày OKR
Sau khi triển khai cho nhân viên, các trưởng bộ phận sẽ gửi ban lãnh đạo tổng hợp những ý kiến về OKR. Sau khi thống nhất, OKR được trình bày với mọi người trong cuộc họp toàn công ty và triển khai công việc cụ thể.
- Bước 7: Theo dõi, quản lý OKR của từng cá nhân
Với sự hỗ trợ của các phần mềm, bạn có thể theo dõi, đánh giá OKR từng nhân viên thường xuyên.
- Bước 8: Đánh giá hiệu quả chiến lược OKR
Dựa vào Key Result, bạn có thể chấm điểm kết quả. Trên thang điểm từ 0 - 1.0, ta có kết quả như sau:
- 0 điểm: Không thực hiện phần nào của mục tiêu.
- 0.6 - 0.7 điểm: Mức độ an toàn, kế hoạch đang đi đúng hướng.
- 1 điểm: Mục tiêu hoàn thành.
5. Tránh xa các lỗi OKR thường gặp
Bạn không nên đặt quá nhiều OKR cùng lúc
- Bạn không nên dùng OKR để tạo danh sách công việc.
- Tránh đề ra quá nhiều OKR, dẫn đến việc không có sự ưu tiên cho công việc, gây mất tập trung, không đạt được kết quả vượt bậc.
- Nếu bạn không tập trung vào OKR, chỉ xem nó là một bản kế hoạch thì cũng khó đạt mục tiêu mong muốn.
- Việc không có sự điều chỉnh OKR cũng là lỗi cần tránh. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp không kịp theo dõi, cân chỉnh phù hợp trong quá trình làm việc, dẫn đến kết quả không tốt.
Tóm lại, Objective Key Result là khung quản lý được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt mục tiêu và kết quả then chốt. Mục đích của việc này là đo lường các nỗ lực hướng đến mục tiêu đã đề ra. Nó sẽ giúp thiết lập, truyền đạt và liên kết những mục tiêu trong toàn tổ chức.