Cách kiểm tra tổng thể hiện diện của Website
Có thể bạn hài lòng với hiện trạng của Website. Nhưng tin tôi đi, khi kiểm tra hiện diện Website, bạn sẽ thấy những điều cần cải thiện để trang tối ưu hơn nữa.
MỤC LỤC:
- Tại sao bạn cần kiểm tra sự hiện diện của Website?
- Theo dõi tiến độ kiểm tra hiện diện Website như thế nào?
- Các yếu tố cần biết khi kiểm tra tổng thể hiện diện của Website
Kiểm tra tổng thể hiện diện Website có lợi cho việc SEO.
Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ thảo luận về kiểm tra tổng thể hiện diện của Website. Đồng thời, tôi cũng sẽ đề xuất một số công cụ có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ này. Việc kiểm tra hiện diện Website toàn diện có thể tốn thời gian của bạn. Nhưng với tôi, điều này hoàn toàn xứng đáng để tối ưu Web, có lợi cho việc kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp bạn.
Tại sao bạn cần kiểm tra sự hiện diện của Website?
Website sẽ không tự động tối ưu, bạn sẽ cần thực hiện khá nhiều việc để trang của mình xuất hiện hoàn hảo trong mắt người dùng và các công cụ tìm kiếm. Kiểm tra sự hiện diện của Website sẽ giúp bạn phát hiện vấn đề và tối ưu trang hoàn hảo hơn. Việc kiểm tra hiện diện Website cũng có lợi cho SEO, hỗ trợ tăng chuyển đổi cho Web.
Bước đầu tiên, bạn cần hiểu doanh nghiệp của mình. Hãy xác định khách hàng mục tiêu, các kênh tiếp thị của bạn. Hãy kiểm tra để tìm nguyên do vì sao các trang nhất định trên Web của bạn có tỷ lệ thoát cao,... Bạn nên lên kế hoạch cụ thể để thực hiện các đánh giá cho trang Web.
Theo dõi tiến độ kiểm tra hiện diện Website như thế nào?
Bạn có thể dụng G Suite để lưu trữ hồ sơ, dữ liệu kiểm tra Web.
Trước khi bắt đầu kiểm tra, hãy đảm bảo rằng bạn có cách để theo dõi và ghi lại quá trình kiểm tra cũng như các vấn đề được phát hiện.
Tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng giải pháp dựa trên nền tảng đám mây để lưu trữ hồ sơ, dữ liệu kiểm tra. Bởi giải pháp này giúp bạn chia sẻ những phát hiện của mình với người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Sử dụng G Suite
Cụ thể, các giải pháp mà tôi muốn nói đến là GSuite, đi kèm với tất cả các công cụ của Google mà bạn biết như Gmail, Trang tính (Sheets), Tài liệu (Docs) và Office 365. Chúng cung cấp tất cả các giao diện làm việc quen thuộc của Outlook, Excel và Word cộng với một một loạt các tính năng khác.
Tìm hiểu thêm: G Suite là gì?
Sử dụng Microsoft Office 365
Tìm hiểu thêm: Microsoft Office 365 là gì?
Với Microsoft 365, bạn sẽ nhận được các công cụ kinh doanh đáng tin cậy như Word, Excel, PowerPoint,... Các công cụ này cho phép bạn phân tích dữ liệu kinh doanh, bảo vệ thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tham gia mạng xã hội và giao tiếp trực tiếp với thành viên khác.
Microsoft Office 365 cung cấp cho bạn các gói cơ bản như
- Email: Gói này cung cấp dịch vụ lịch và Email cấp doanh nghiệp. Nó gồm 15 GB bộ nhớ Exchange Online và cung cấp tài khoản Outlook đáng tin tưởng cho bạn. Bạn sẽ nhận được một địa chỉ Email để khớp với tên miền của doanh nghiệp. Nó sẽ mang lại cho bạn sự uy tín và khách hàng sẽ tin tưởng hơn khi thấy Email này.
- Business Plus: Gói này gồm các dịch vụ đám mây cốt lõi mà bạn cần để điều hành doanh nghiệp của mình. Chúng bao gồm Email cấp doanh nghiệp, công cụ họp trực tuyến và bộ nhớ đám mây để chỉnh sửa, cộng tác và chia sẻ tệp của bạn. Gói này, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc tải lên và đính kèm tài liệu nữa. Microsoft 365 Business Plus cung cấp cho bạn 50 GB bộ nhớ Exchange Online, Microsoft Office Online (với các công cụ quen thuộc như Word, PowerPoint và Excel), 1 TB bộ nhớ đám mây dành cho doanh nghiệp với OneDrive và các cuộc họp trực tuyến, IM và trò chuyện video với Microsoft Teams. Nếu bạn có một nhóm ở xa, hãy cân nhắc việc sử dụng Business Essentials hoặc Business Pro.
- Business Pro: Microsoft 365 Business Pro cho phép bạn tự do mang văn phòng đến bất cứ đâu. Dù bạn làm việc tại nhà, quán cà phê hay khi đang đi du lịch thì Microsoft 365 đều hỗ trợ bạn. Với gói này, bạn sẽ nhận được Microsoft Office dành cho máy tính để bàn, ứng dụng Microsoft 365 dành cho thiết bị di động và máy tính bảng. Đồng thời, bạn có thể đồng bộ hóa tự động trên tất cả các thiết bị của mình.
Các yếu tố cần biết khi kiểm tra tổng thể hiện diện của Website
Sau khi đã chọn công cụ theo dõi Web phù hợp, đã đến lúc bạn lập kế hoạch kiểm tra cụ thể. Kế hoạch này sẽ bao gồm việc xem xét các mục sau:
- Website: Phân tích SEO, nội dung, Analytics.
- Danh sách Google My Business.
- Các nền tảng và hồ sơ truyền thông xã hội.
- Chiến dịch Marketing và Digital.
- Thư mục nội bộ.
- Nhận xét, đánh giá về các trang Web.
Cách Audit Website
Trang Web là sự hiện diện của doanh nghiệp trên nền tảng Internet. Đó là nơi bạn xây dựng thương hiệu trực tuyến và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động bạn muốn thông qua nội dung thu hút.
Tôi thực sự đánh giá cao lời khuyên của John Jantsch (Duct Tape Marketing). Anh cho rằng chúng ta nên bắt đầu kiểm tra hiện diện Website từ trang chủ. Nếu tìm thấy vấn đề trên trang chủ, rất có thể bạn sẽ tìm thấy vấn đề trên toàn bộ phần còn lại của trang Web.
Khi xem xét trang Web của mình, bạn cần trả lời được những câu hỏi như sau:
- Khách truy cập Website của bạn đang thực hiện những hành động nào?
- Người dùng Click vào đâu trên trang chủ của bạn?
- Landing Page nào nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất?
- Khách hàng vào trang của bạn và ở lại bao lâu?
Bạn hãy dùng những thông tin chi tiết này để tinh chỉnh thêm cho trang Web và cải thiện kênh tiếp thị của bạn .
Tham khảo thêm: Cách audit Website hiệu quả
Cách kiểm tra tình trạng Offpage
SEO Offpage chủ yếu là việc xây dựng các Backlink đến trang Web.
Bạn sẽ cần tối ưu hóa các yếu tố khác nhau trên các trang Web của mình để chúng xếp hạng cao hơn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Một trong số đó là việc tối ưu SEO Offpage.
SEO Offpage chủ yếu là việc xây dựng các Backlink đến trang Web của bạn từ các nguồn trực tuyến khác. Ví dụ như Backlink từ phương tiện truyền thông xã hội, các Blog và Website khác. Các Backlink được chia thành ba nhóm chính:
- Liên kết tự nhiên (Natural Links): Là các liên kết đến trang của bạn một cách tự nhiên bởi những người khác. Ví dụ ai đó liên kết đến trang Web của bạn trong một bài đăng trên Blog của họ mà bạn không cần phải yêu cầu họ làm điều đó.
- Liên kết được xây dựng theo cách thủ công (Manually Built Links): Đây là những liên kết xuất hiện trên các Website hoặc nền tảng của bên thứ 3. Tuy nhiên, kết quả này có sự thúc đẩy của bạn. Ví dụ như bạn yêu cầu một khách hàng, bạn bè chia sẻ Link để có Backlink cho Web của bạn.
- Liên kết tự tạo (Self-created Links): Đây là dạng Backlink có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho Website của bạn. Tôi khuyên bạn nên thận trọng trước khi dán các liên kết trang Web của mình lên khắp Internet. Các công cụ tìm kiếm không thích các Spam Link. Đừng chèn Link của mình vào các Blog, Website không liên quan đến nội dung Web của bạn.
Bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí Google Search Console để kiểm tra các liên kết của mình..
Cách kiểm tra hiện diện trên mạng xã hội
Mạng xã hội là nơi để kết nối và phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng. Đó cũng là nơi xác định cơ hội kinh doanh mới và là nơi để bạn kể câu chuyện của doanh nghiệp theo ý muốn.
Việc kiểm tra hiện diện Website trên mạng xã hội có thể giúp bạn tìm đối tượng mới, cải thiện mối quan hệ với những đối tượng hiện có, hướng mọi người đến trang Web của bạn để mua hàng, tải phần mềm,...
Để bắt đầu kiểm tra hiện diện mạng xã hội, bạn cần theo dõi tất cả các tài khoản, trang mạng xã hội của bạn. Bạn có thể tận dụng Google Tài liệu, Bảng tính Excel để ghi lại thông tin về nền tảng mạng xã hội của bạn. Ví dụ như tên người dùng, thông tin nhân khẩu học, mục tiêu của bạn cho kênh,... Sau đó, bạn liên kết đến hồ sơ của bạn. Tiếp đến, bạn đánh giá xem các kênh và nền tảng truyền thông xã hội đang dùng có đang hỗ trợ các mục tiêu của bạn không? Những điều gì cần điều chỉnh?
Cách kiểm tra chiến lược Marketing và Digital
Hãy tạo chiến lược Marketing và Digital có mục tiêu rõ ràng, phù hợp.
Các chiến dịch tiếp thị hoặc Digital cũng phải là một phần của quá trình kiểm tra hiện diện Website. Hãy đảm bảo rằng bạn tạo mục tiêu phù hợp cho từng chiến dịch.
Tiếp đến, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo các chiến dịch có Logo thương hiệu, thiết kế, thông điệp nhất quán.
Cách kiểm tra đánh giá Online
Bạn sẽ không thể thay đổi đa phần các đánh giá trực tuyến trừ khi người dùng chủ động làm điều đó. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bỏ qua bước kiểm tra đánh giá Online.
Việc kiểm tra các bài đánh giá trực tuyến về thương hiệu bạn trên các trang như Yelp hoặc Facebook rất quan trọng. Nó giúp bạn biết mọi người đang nói gì về doanh nghiệp của bạn.
Nếu có nhiều phản hồi tích cực, tôi khuyên bạn nên có ngay một chiến dịch phù hợp để khuếch trương mức độ phổ biến cho thương hiệu, tăng doanh thu,...
Còn nếu có quá nhiều phản hồi tiêu cực, đừng vội nản lòng. Hãy xem xét các lời phê bình mang tính xây dựng và cải thiện doanh nghiệp của mình. Tiếp đến, bạn hãy khuyến khích mọi người để lại những đánh giá mới, tích cực nếu họ đã có trải nghiệm tốt.
Còn nếu bạn không nhận được đánh giá nào, trang Web của bạn không đủ đáng nhớ. Bạn có thể triển khai chiến lược tiếp thị, truyền thông phù hợp để tăng nhận diện thương hiệu.
Cách kiểm tra Google My Business
Tìm hiểu thêm về: Google My Business là gì?
Google Business hay còn được gọi là Google My Business, đây là công cụ miễn phí được cấp từ Google. Nó sẽ giúp cho bạn quản lý sự hiện diện của doanh nghiệp mình trên Google Map và Google Search.
Google My Business List có tất cả thông tin kinh doanh quan trọng của bạn.
Cho đến nay, Google vẫn đang là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất. Vì vậy, đừng bỏ qua các công dụng tuyệt vời của Google My Business, một công cụ mà Google đã tạo ra để giúp bạn quản lý trang của mình tốt hơn.
Danh sách Google My Business có tất cả thông tin kinh doanh quan trọng của bạn như giờ hoạt động, thông tin liên hệ và liên kết trang Web, đánh giá của khách hàng,...
Bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của Google để thiết lập và kiểm tra Google My Business.
Các công việc để kiểm tra hiện diện Website toàn diện có rất nhiều phần và khá mất thời gian để thực hiện. Tôi cho rằng, bạn nên chia nhỏ quá trình kiểm tra thành các phần cụ thể có thể quản lý. Đồng thời, bạn cần lưu lại các vấn đề được phát hiện để không quên các bước bạn đã thực hiện. Nếu bạn cần trợ giúp, đừng ngần ngại để lại lời nhắn cho tôi nhé. Tìm hiểu thêm: