5 sai lầm trong việc xây dựng website mà ai cũng nên tránh
Khi xây dựng website rất đễ mắc phải sai lầm đáng tiếc. Bạn đã biết cách phòng tránh chưa?
Khi tạo trang web, sẽ có lúc bạn mắc phải những sai lầm, đó là những điều không thể tránh khỏi. Cách tốt nhất để tìm hiểu và xây dựng một website hiệu quả là học hỏi những sai lầm của người khác. Mắt Bão đã làm việc với rất nhiều khách hàng và nhận thấy 5 lỗi sai mà những người tạo lập trang web cần tránh để xây dựng website chất lượng và an toàn.
1. Quên cài đặt Privacy Protection (Bảo mật thông tin)
Privacy Protection
Các thông tin như tên, địa chỉ email, địa chỉ liên lạc, số điện thoại… của chủ sở hữu tên miền sẽ được mặc định công khai trên hệ thống Whois. Privacy Protection là tính năng giúp người dùng ẩn thông tin Whois của mình, giúp tăng cường bảo mật tên miền. Việc quên không bật tính năng Privacy Protection có thể khiến bạn đứng trước các rủi ro bị spam tin nhắn, email và thậm chí mất tên miền do bị đánh cắp mật khẩu email đăng ký.
2. Không đăng ký chứng chỉ số SSL
Chứng chỉ SSL
Có một tính năng bảo mật mà Mắt Bão luôn đề xuất cho tất cả các khách hàng của mình đó là chứng chỉ SSL. Chứng chỉ SSL giúp đảm bảo rằng mọi thông tin trên website của bạn đều được bảo mật, bao gồm cả mật khẩu và tên người dùng cũng như các phương thức thanh toán. Chứng chỉ số SSL là điều rất cần thiết trong thương mại điện tử và hầu hết các website bán hàng trên internet. Các trang web không có chứng chỉ SSL là những địa chỉ không an toàn.
SSL hiện đang là một chuẩn mực về sự bảo mật được hàng triệu website sử dụng để đảm bảo an toàn cho các hoạt động giao dịch trực tuyến giữa công ty với khách hàng.
3. Thay đổi URL mà không sử dụng Redirect 301
Redirect 301
Trong quá trình vận hành website, có đôi lúc bạn sẽ muốn thay đổi cấu trúc bài viết, cấu trúc thư mục trong website hay URL của bài đăng. Nhiều người nghĩ điều này chỉ đơn giản là thay đổi tên thư mục, tên Category hay sửa lại tên bài viết một chút. Nhưng thực tế không như vậy. Những thay đổi kể trên đều sẽ tác động đến URL trên website của bạn. Và một khi URL thay đổi thì mọi thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của bạn cũng sẽ thay đổi theo. Nói một cách cụ thể thì Google đã đánh dấu index cho toàn bộ những trang trên website của bạn từ trước. Việc các URL này bỗng nhiên thay đổi sẽ dẫn đến việc kết quả tìm kiến link đến những trang đó trở nên vô nghĩa. Người dùng khi click vào kết quả tìm kiếm sẽ chỉ nhận được một dòng “404 – Page not found”. Và điều này thì thật không hay chút nào.
Do đó, đổi gì thì đổi bạn cũng đừng quên Redirect 301.
Redirect 301 (chuyển hướng 301) là một cách hữu hiệu giúp bạn chuyển hường người dùng và máy chủ tìm kiếm từ URL cũ sang URL mới. Khi sử dụng Redirect 301, URL cũ của trang sẽ được trả về với lỗi 301. Mã này cho phép máy chủ tìm kiếm hoặc trình duyệt biết rằng trang web đã được chuyển sang một địa chỉ mới. Do đó, Google sẽ không đánh rớt thứ hạng của trang web đó mà sẽ đưa người dùng đến đúng vị trí trang web mới đã điều chỉnh.
4. Bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử tên miền
Nghiên cứu lịch sử tên miền bằng Internet Archive Wayback Machine
Google cho biết không có cách nào để không phục lại tên miền hoặc xóa hoàn toàn lịch sử của tên miền. Khi bạn mua một tên miền cho trang web của mình, có khả năng ai đó đã từng sở hữu nó trước khi đến tay bạn. Cũng giống như bất kỳ một sản phẩm nào khi mua cũ, bạn cũng cần nghiên cứu xem tên miền đó đã được sử dụng ra sao, hoạt động như thế nào để đảm bảo không xuất bản các nội dung spam trên website của mình. Một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong nghiên cứu tên miền đó là Internet Archive Wayback Machine – nơi lưu trữ nội dung các website trên thế giới theo các mốc thời gian. Nếu tên miền mà bạn chọn có lịch sử spam, hãy suy xét lại trước khi quyết định mua tên miền đó.
5. Khởi động một chiến dịch quảng cáo với microsite
Microsite có thể cạnh tranh trực tiếp với domain chính
Khi có một chiến dịch quảng cáo mới, việc tạo ra microsite (một trang web quy mô nhỏ) là lựa chọn được khá nhiều lựa chọn vì nó truyền đạt những thông tin thú vị, chi tiết và chỉ tập trung vào một chủ đề duy nhất. Nhưng thực tế việc thực hiện microsite khá tốn kém và nó có thể trực tiếp cạnh tranh với tên miền chính của bạn trên bảng xếp hạng Google. Do đó, thay vì tạo ra một microsite, bạn nên chuyển tiếp một tên miền mới kết thúc hướng đến landing page (trang đích) trên website của bạn. Bằng cách này, bạn vẫn có thể sử dụng tên miền độc đáo và đáng nhớ cho chiến dịch của mình mà vẫn đảm bảo lượng traffic cho domain chính.
Mắt Bão